Phần mềm Fast-Misa là công cụ hỗ trợ kế toán phổ biến ngày nay
Với sự phát triển của công nghệ, hiện có khá nhiều phần mềm kế toán với những ưu điểm khác nhau, nhưng phổ biến và thông dụng nhất là Fast và Misa. Đây là hai phần mềm kế toán tiêu biểu, khi thành thạo sử dụng thì các phần mềm khác cũng có thể sử dụng tương tự, quan trọng nhất vẫn là kỹ năng kế toán của bạn.
Hiểu được điều đó, Kế toán Gia Thanh cho ra mắt khóa học kế toán thực hành trên PM FAST-MISA nhằm trang bị cho bạn những kỹ năng tốt nhất để phục vụ công việc.
NỘI DUNG CỦA KHÓA HỌC
KHÁC BIỆT VƯỢT TRỘI
► Mỗi giảng viên kèm một học viên trong suốt quá trình học
► Giảng viên là kế toán trưởng, chuyên gia kiểm toán có ít nhất 10 năm kinh nghiệm
► Học thực tế, thực hành thực tế trên chứng từ gốc của các công ty
► Không giới hạn, không quy định số buổi học, học đến khi làm được
► Thời gian học linh hoạt, tùy chọn, phù hợp với tất cả các đối tượng
► Học viên trao đổi trực tiếp với giảng viên khi học, khi đã đi làm, và khi có thắc mắc
NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO
Dựa trên chứng từ thực tế (hóa đơn mua hàng, bán hàng, sổ phụ ngân hàng…) các bạn sẽ thực hành:
PHẦN 1: CÁC LOẠI BÁO CÁO THUẾ
Làm các loại báo cáo nộp hàng tháng, hàng quý, cuối năm làm quyết toán thuế và báo cáo tài chính ( tất cả các loại báo cáo này khi làm xong sẽ được công ty hướng dẫn nộp qua mạng)
1. Mẫu báo cáo tháng
- Doanh nghiệp đang hoạt động nếu doanh thu năm trước liền kề lớn 50 tỉ thì kê khai thuế tháng, nhỏ hơn 50 tỉ thì theo quý
- Doanh nghiệp kê khai thuế GTGT theo quý thì kê khai thuế TNCN theo quý
- Doanh nghiệp kê khai thuế GTGT theo tháng thì kê khai thuế TNCN theo tháng
- Tờ khai thuế giá trị gia tăng
- Hạn nộp tờ khai GTGT : ngày 20 tháng kế tiếp
2. Mẫu báo cáo quý
2.1. Thuế giá trị gia tăng
Nếu kê khai thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ:
Tờ khai thuế GTGT khấu trừ: 01/GTGT. Kèm theo:
+ Bảng kê hoá đơn chứng từ hàng hoá dịch vụ Mua vào: PL01-2/GTGT
+ Bảng kê hoá đơn chứng từ hàng hoá dịch vụ Bán ra: PL01-1/GTGT.
Nếu kê khai thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp:
- Trực tiếp trên GTGT: Tở khai thuế GTGT theo mẫu 03/GTGT
- Trực tiếp trên doanh thu: Tở khai thuế GTGT theo mẫu 04/GTGT
Lưu ý: Dù phát sinh hay không phát sinh thì hàng tháng các bạn vẫn phải nộp tờ khai thuế GTGT cho cơ quan thuế.
Thuế thu nhập cá nhân
Thời hạn nộp thuế chậm nhất là ngày thứ 30 của quý tiếp theo.
+ Tờ khai thuế TNCN theo quý kế toán dùng mẫu tờ khai: 05/KK-TNCN theo quý.
- Trường hợp khấu trừ thuế đối với thu nhập từ đầu tư vốn, chuyển nhượng chứng khoán, bản quyền, nhượng quyền thương mại, trúng thưởng thì khai và nộp tờ khai theo mẫu số 03/KK-TNCN theo quý.
- Trường hợp trong quý, công ty không phát sinh khấu trừ thuế thu nhập cá nhân (tức là không có số thuế phải nộp ) thì không phải khai thuế.
2.2. Báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn.
Báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn Quý I nộp chậm nhất ngày 30/4, Quý II, nộp chậm nhất ngày 30/7, Quý III nộp chậm nhất ngày 30/10, Quý IV nộp chậm nhất ngày 30/1 của năm sau
+ Mẫu: BC26-AC ban hành kèm theo Thông tư số 39/2014/TT_BTC. Mẫu BC26-AC báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn
Lưu ý: Nếu công ty không phát sinh ch ứng từ thì cũng phải nộp báo cáo THSDHD, trong trường hợp công ty mới thành lập chưa thông báo phát hành hóa đơn thì không phải nộp BC THSDHD nhé
2.3. Thuế thu nhập doanh nghiệp
- Hồ sơ khai thuế TNDN tạm tính quý là:
+ Tờ khai thuế TNDN quý theo mẫu 01A/TNDN.
- Các bạn căn cứ vào hóa đơn, chứng từ công ty mà tạm tính ra số thuế TNDN phải nộp hàng quý. Nếu có phát sinh số thuế TNDN thì công ty chỉ cần đi nộp số thuế đó, theo thông tư hiện hành thì không phải nộp tờ khai nữa
thời hạn nộp báo cáo
- Chậm nhất là ngày 30 của tháng đầu tiên của quý sau
3. Mẫu báo cáo năm
Bộ hồ sơ quyết toán thuế gồm:
- Tờ khai tự quyết toán thuế TNDN
- Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh
- Quyết toán thuế TNCN
- Bộ hồ sơ báo cáo tài chính gồm:
- Bảng cân đối số phát sinh năm
- Bảng cân đối kế toán
- Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
- Báo cáo lưu chuyển tiền tệ
- Thuyết minh báo cáo tài chính
- Hạn nộp bộ quyết toán + báo cáo tài chính: hạn chót 30 tháng 03 năm kế tiếp
PHẦN 2: HỌC LÀM VÀ IN SỔ SÁCH KẾ TOÁN CÁC LOẠI
1. Cách hạch toán các nghiệp vụ
- Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương.
- Kế toán nguyên liệu, vật liệu và công cụ dụng cụ.
- Kế toán tài sản cố định.
- Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm theo chi phí thực tế.
- Kế toán tiêu thụ thành phẩm, hàng hóa và chi phí hoạt động.
- Kế toán thuế, xác định kết quả kinh doanh và phân phối lợi nhuận.
- Thực hành trên sổ sách, chứng từ thực tế của doanh nghiệp đang hoạt động.
2. In sổ kế toán
Bảng cân đối số phát sinh
Nhật ký chung
Sổ cái các tài khoản
Sổ quỹ tiền mặt
Bảng lương có trích BHXH-YT
Bảng trích khấu hao TSCĐ, phân bổ công cụ - dụng cụ
Báo cáo nhập – xuất – tồn kho tổng hợp , kho chi tiết
Phiếu thu- phiếu chi
Phiếu nhập kho- phiếu xuất kho
Do trình độ học viên khác nhau, khả năng tiếp thu cũng khác nhau nên công ty áp dụng phương pháp “ĐẾN TỪNG BÀN KÈM TỪNG HỌC VIÊN, do đó KHI BẠN ĐĂNG KÝ LÀ HỌC ĐƯỢC LIỀN”.
Vì giảng viên kèm từng người nên trong quá trình học, học viên nào có bận việc riêng (bận về quê hay nghỉ ôn thi 1 hay 2 tuần … thì khi xong việc vẫn vào học tiếp được , không bị mất bài. Bữa nào bị kẹt xe, có việc riêng vào lớp trễ vẫn học được. Hoặchọc nhanh thì có thể đăng ký học cả lớp sang và tối.
Đặc biệt có lớp học nhanh, lớp dành cho người bận rộn không có thời gian cố định và có lớp dành cho Chủ DN, Giám Đốc học.
Lợi ích phương pháp đào tạo tại công ty là giáo viên kèm từng học viên, do đó khai giảng thường xuyên, nhận học viên mỗi ngày
Học khi nào học thành nghề, biết làm kế toán tổng hợp thì mới hoàn tất chương trình