Vấn đề lập tờ khai quyết toán thuế luôn là vấn đề đau đầu đối nhiều các doanh nghiệp. Hiểu được điều đó, kế toán Gia Thanh xin cung cấp đến bạn cách lập tờ khai quyết toán thuế TNDN mẫu 03/TNDN 2022, giúp bạn giải quyết công việc một cách nhanh chóng. Cùng tìm hiểu nhé!
Hồ sơ của doanh nghiệp khi nộp sẽ bao gồm tờ khai quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp theo mẫu 03/TNDN được ban hành kèm theo Thông tư 156/2013/TT-BTC. Bên cạnh đó, hồ sơ cũng cần có phụ lục kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh theo mẫu số 03-1A/TNDN, mẫu số 03-1B/TNDN và mẫu số 03-1C/TNDN, cùng với đó là phụ lục chuyển lỗ mẫu số 03-2/TNDN và các phụ khác nếu có.
Hiện nay đã có phần mềm để hỗ trợ doanh nghiệp lập tờ khai quyết toán thuế
Về thời gian nộp hồ sơ, chậm nhất là 90 ngày kể từ ngày kết thúc năm tài chính. Nếu như doanh nghiệp chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, chuyển đổi hình thức sở hữu, giải thể, chấm dứt hoạt động thì chậm nhất là 45 ngày kể từ khi có quyết định về việc doanh nghiệp thực hiện việc chia tách, hợp nhất, sáp nhập…
Nếu như trong trường hợp doanh nghiệp gặp thiên tai, hoả hoạn hay tai nạn bất ngờ thì doanh nghiệp cần phải làm đề nghị xin gia hạn nộp cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp và có xác nhận của Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn hoặc công an xã, phương, thị trấn. Và với trường hợp này thì thời gian gia hạn không quá 60 ngày kể từ ngày hết hạn nộp hồ sơ khai quyết toán thuế.
Đầu tiêu, bạn cần sử dụng phần mềm HTKK mới nhất để lập tờ khai quyết toán thuế TNDN theo mẫu 03/TNDN.
Sau khi đã có phần mềm, bạn đăng nhập vào phần mềm HTKK, chọn mục “Thuế thu nhập doanh nghiệp, chọn tiếp mục “Quyết toán thuế TNDN năm (03/TNDN)” và sau đó chọn “Chọn kỳ tính thuế” và chọn “Chọn phụ lục”.
Phụ lục bắt buộc kèm theo trong tờ khai quyết toán này là phụ lục 03-1A/TNDN.
Sau đó, nếu doanh nghiệp của bạn lãi và chuyển lỗ thì chọn thêm phụ lục 03-2A/TNDN. Lưu ý là doanh nghiệp của bạn chỉ chuyển lỗ khi có lãi.
Ngoài ra, tuỳ theo từng loại hình doanh nghiệp mà bạn chọn cho đúng.Ví dụ như chuyển nhượng bất động sản hay miễn giảm thuế TNDN hay giao dịch liên kết…
Đây chính là tờ khai quyết toán thuế mà các doanh nghiệp sẽ thu được
Sau khi đã mở xong Tờ khai Quyết toán thuế TNDN thì các bạn cần lập phụ lục 03-1A/TNDN trước. Sau khi nhập xong thì bạn sẽ nhấp “GHI” để phần mềm tổng hợp lại số liệu vào chỉ tiêu 1A trên tờ khai 03/TNDN.
Số liệu để lập phụ lục này được lấy từ “Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh” của doanh nghiệp”, bao gồm:
Bảng cân đối phát sinh Tài khoản
Thuyết minh báo cáo tài chính (theo Thông tư 133)
Phụ lục 03-1A/TNDN bao gồm các chi tiêu như:
Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
Doanh thu bán hàng hoá, dịch vụ xuất khẩu
Chiết khấu thương mại
Giảm giá hàng bán
Giá trị hàng bán bị trả lại
Thuế TTĐB, thuế xuất khẩu, thuế GTGT theo cách nộp trực tiếp
Doanh thu hoạt động tài chính
Giá vốn hàng bán
Chi phí bán hàng
Chi phí quản lý doanh nghiệp
Chi phí tài chính
Chi phí lãi tiền vay dùng cho sản xuất kinh doanh
Thu nhập khác
Chi phí khác
Chỉ tiêu A1: Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế TNDN
Chỉ tiêu này không phải nhập mà phần mềm sẽ tự động cập nhật từ bên 03-1A/TNDN, 03-1B/TNDN và 03-1C/TNDN sang
Chỉ tiêu B1: Điều chỉnh tăng tổng lợi nhuận trước thuế TNDN
Chỉ tiêu này được xác định bằng tổng các chỉ tiêu từ B2 đến B7
Chỉ tiêu B2: Các khoản điều chỉnh tăng doanh thu
Chỉ tiêu này sẽ được ghi tương ứng với B10
Chỉ tiêu B3: Chi phí của phần doanh thu điều chỉnh giảm
Chỉ tiêu B3 và B9 sẽ được ghi tương ứng với nhau
Chỉ tiêu B4: Các khoản chi không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế
Chỉ tiêu này sẽ phản ánh toàn bộ các khoản chi phí không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN theo quy định của Luật thuế TNDN.
Chỉ tiêu B5: Thuế thu nhập đã nộp cho phần thu nhập nhận được ở nước ngoài
Ngoài ra còn có rất nhiều các chỉ tiêu khác, bạn sẽ kê khai theo Báo cao thu nhập của doanh nghiệp của bạn để có thể hợp nhất các số liệu với nhau cho trùng khớp.
Mẫu kê khai về tờ khai quyết toán thuế
Sau khi kê khai xong các bạn chỉ cần quan tâm đến 2 chỉ tiêu chính là chỉ tiêu G và chỉ tiêu I. Nếu chỉ tiêu G dương thì đó chính là số tiền thuế TNDN mà doanh nghiệp cần nộp thêm. Nếu chỉ tiêu G âm hoặc ở trong ngoặc thì đây chính là số tiền thuế TNDN mà DN nộp thừa. Lúc đó, doanh nghiệp sẽ không phải nộp thêm mà bạn có thể làm thủ tục để được hoàn lại số tiền thừa hoặc chuyển sang kỳ sau.
Đối với chỉ tiêu I, đây là số tiền chênh giữa số thuế còn phải nộp với 20% số thuế TNDN phải nộp. Nếu chỉ tiêu I âm thì không sao nhưng nếu dương thì bạn sẽ bị nộp chậm nộp số tiền này.
Mong rằng với một vài thông tin đưa trên, các doanh nghiệp có thể hiểu rõ hơn về cách lập tờ khai quyết toán thuế TNDN mẫu 03/TNDN 2022.